Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ nội
Dân gian có câu "thập nhân cửu trĩ", tức là 10 người thì 9 người bị trĩ để nói về mức độ phổ biến của căn bệnh này. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Trong 3 loại trĩ: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp thì trĩ nội là bệnh có diễn biến phức tạp và khó khăn hơn trong việc điều trị. Vậy nguyên nhân gây nên bệnh trĩ nội là gì? Người bệnh hãy tham khảo thông tin trong bài viết bên dưới.
Bệnh trĩ nội là gì?
Theo các chuyên gia, trĩ nội là hiện tượng búi trĩ được hình thành trên đường lược mà nguyên nhân chủ yếu là do các tĩnh mạch trĩ quanh vùng hậu môn trực tràng bị căng giãn, phình to quá mức. Tùy vào cấp độ sẽ gây đau, rát, ngứa và làm chảy máu khi người bệnh đi đại tiện. Lúc đầu búi trĩ sẽ là một khối thịt rất nhỏ, nằm ở phía trên đường lược. Về sau khi bệnh phát triển hơn thì khối thịt này sẽ to dần ra và có thể có hiện tượng sa ra ngoài hậu môn.
Bệnh trĩ nội nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như tắc mạch, nghẹt một phần hoặc toàn bộ hậu môn, nhiễm khuẩn hậu môn hoặc có thể bị bội nhiễm.
Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, những nguyên nhân chính gây bệnh trĩ nội là:
- Do ăn thiếu chất xơ
Những người ăn ít chất xơ cũng rất dễ mắc phải bệnh trĩ nội. Ngoài ra, những thói quen sử dụng bia rượu, thực phẩm cay nóng, giàu chất đạm, chất kích thích, uống ít nước cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.
Táo bón là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ nội
- Do táo bón, tiêu chảy
Người bị táo bón, tiêu chảy thường phải đi vệ sinh liên tục, đi vệ sinh khó làm cho các tĩnh mạch, thành ruột bị tổn thương. Từ đó gây áp lực lên vùng xương chậu, vùng hậu môn. Lâu dần sẽ hình thành nên bệnh trĩ nội.
- Do căng thẳng, stress
Khi bị căng thẳng sẽ làm cho não sản xuất ra một chất gây áp lực lên toàn bộ cơ thể. Chất đó làm cho người ta cảm thấy mệt mỏi, hệ tiêu hóa bị ức chế, co giãn cơ vùng hậu môn bị giảm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.
- Do lao động nặng
Lao động nặng, quá sức cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Bởi người thực hiện những công việc như vậy sẽ gây áp lực từ vùng ổ bụng xuống vùng hậu môn. Khiến các tĩnh mạch trĩ suy yếu, lâu dần dẫn đến trĩ.
- Do ít vận động
Giới tài xế, nhân viên văn phòng thường là đối tượng mắc trĩ thường gặp. Bởi tính chất công việc của họ đòi hỏi phải ngồi lâu, ít được vận động. Do đó máu lưu thông kém, đặc biệt là vùng hậu môn khiến các cơ thắt hậu môn hoạt động kém, suy yếu. Lâu dần sẽ dẫn đến bệnh trĩ.
- Do mang thai, sinh con
Khi phụ nữ trong thời kỳ mang thai sẽ khiến cho vùng chậu bị tăng áp lực. Đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ. Đến ngày sinh nở, chị em lại phải dùng sức để đưa em bé ra ngoài nên rất dễ gây nên bệnh trĩ.
Biểu hiện của bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội được chia thành 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ có biểu hiện đặc trưng riêng. Cụ thể là:
- Giai đoạn 1: Đại tiện ra máu
Biểu hiện dễ gặp nhất của bệnh trĩ nội là đại tiện ra máu. Trĩ nội thường được biểu hiện ra máu không đau, máu màu đỏ tươi, lượng máu nhiều có thể nhỏ giọt thành tia hoặc dính trong phân. Tình trạng này để lâu sẽ gây thiếu máu, đau đầu, hơi thở ngắn, mệt mỏi,...
Biểu hiện của bệnh trĩ
- Giai đoạn 2: Búi trĩ sa nhưng tự co lên được
Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ có hiện tượng sa búi trĩ. Búi trĩ tương đối to, lồi lên sa ra ngoài khi rặn. Tuy nhiên, sau khi đại tiện thì có thể tự động thu vào trong hậu môn. Tình trạng chảy máu cũng giảm so với ban đầu.
- Giai đoạn 3: Búi trĩ sa nhưng dùng tay nhét vào được
Lúc này, búi trĩ rất to, màu xám, cứng và lòi ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện. Thậm chí khi chạy, hắt hơi, ho hoặc đứng lâu cũng làm cho búi trĩ sa ra ngoài. Búi trĩ không thể tự co được mà cần dùng tay để nhét vào. Ở giai đoạn này thường chảy máu ít khi đi đại tiện hoặc không chảy máu.
- Giai đoạn cuối: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài
Biểu hiện của người mắc trĩ giai đoạn cuối là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tăng cao. Búi trĩ sa ra ngoài, cơ hậu môn bị giãn, thường chảy dịch. Do hậu môn bị kích thích bởi dịch này nên người bệnh thường ngứa hậu môn, vùng da bị mọc mụn, gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh.
Lời khuyên: Bệnh trĩ nội cần được điều trị càng sớm càng tốt. Do đó, ngay khi có những biểu hiện của bệnh, người bệnh nên thăm khám tại những cơ sở chuyên khoa uy tín. Dựa vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp thích hợp.
Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân gây nên bệnh trĩ nội. Nếu còn thắc mắc gì thêm, hãy nhấp vào bảng tư vấn trực tuyến bên dưới, các chuyên gia sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích nhất.
P.L
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Việt Khang Thủ Đức
Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ.
Địa chỉ phòng khám: 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức
Hotline tư vấn: 0287.300.9728
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất