phòng khám bệnh trị ở tphcm

Bệnh trĩ là gì và cách phân loại bệnh trĩ

Ngày đăng : - Lượt xem : 1076

Có thể nói trĩ là một trong những căn bệnh hậu môn - trực tràng thường gặp nhất. Trĩ tuy không phải là bệnh hiểm nghèo nhưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và công việc của người bệnh. Để tìm hiểu bệnh trĩ là gì và cách phân loại bệnh trĩ, mời độc giả theo dõi bài viết dưới đây.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là bệnh được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ, hay sự phình tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn. Khi ở trạng thái bình thường, các mô này sẽ hỗ trợ kiểm soát phân thải ra. Khi các mô này phồng lên do sự sưng hay viêm thì gọi là bệnh trĩ. Xem thêm: Dấu hiệu của bệnh trĩ.

benh-tri-la-gi-va-cach-phan-loai-benh-tri

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ khá phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ chủ yếu là do chứng táo bón kinh niên. Tình trạng táo bón kéo dài khiến áp lực trong lòng hậu môn tăng cao, các tĩnh mạch to và giãn ra. Ngoài ra, bệnh còn do những nguyên nhân như: ngồi, đứng quá lâu trong thời gian dài, lao động nặng nhọc, phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ, những người thừa cân, béo phì,...

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh trĩ có thể gây nghẹt búi trĩ, viêm nhiễm, thiếu máu hay rối loạn chức năng hậu môn.

Bệnh trĩ có mấy loại?

Theo chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa TPHCM, các loại bệnh trĩ bao gồm: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

- Trĩ nội

Là hiện tượng búi trĩ xuất hiện phía bên trên đường lược bề mặt là những lớp niêm mạc của ống hậu môn, không có dây thần kinh cảm giác. Khi bị trĩ nội, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như: đau rát, chảy máu, sa búi trĩ.

Nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến sa nghẹt trĩ, nhiễm trùng, hoại tử búi trĩ. Trĩ nội bao gồm 4 cấp độ:

+ Cấp độ1: Búi trĩ mới hình thành với triệu chứng chính là chảy máu.

+ Cấp độ 2: Khi đi đại tiện xuất hiện búi trĩ sa ra ngoài rồi tự co lên.

+ Cấp độ 3: Khi đi đại tiện búi trĩ sa ra ngoài và phải dùng tay đẩy mới lên được.

+ Cấp độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài, dùng tay đẩy lên cũng không co lên được.

benh-tri-la-gi-va-cach-phan-loai-benh-tri

Bệnh trĩ được chia làm 3 loại

- Trĩ ngoại

Trĩ ngoại là hiện tượng búi trĩ xuất hiện phía dưới đường lược, bề mặt là những lớp biểu mô lát tầng, có các dây thần kinh cảm giác. Triệu chứng phổ biến của trĩ ngoại thường là đau rát, ngứa ngáy, cộm cộm, kèm theo mẩu da thừa ở hậu môn.

Trĩ ngoại rất dễ phát hiện, có thể sờ hoặc quan sát thấy bằng mắt thường. Bệnh không có hiện tượng chảy máu trừ khi búi trĩ phát triển to dẫn đến tắc mạch. Trĩ ngoại không được chia thành các cấp độ như trĩ nội.

- Trí hỗn hợp

Khi người bệnh mắc cả hai loại trĩ nội và trĩ ngoại, đến một lúc nào đó, búi trĩ sa ra ngoài và liên kết với trĩ ngoại hình thành đám rối loạn tĩnh mạch trĩ thì được gọi là trĩ hỗn hợp. Trĩ hỗn hợp không có chỉ định phẫu thuật trừ khi búi trĩ quá to gây đau đớn, chảy máu nhiều và tắc mạch.

Cách phòng tránh bệnh trĩ

Dưới đây là một số cách phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả:

- Không nên ngồi lâu

Các nghiên cứu cho thấy, ngồi lâu sẽ làm bệnh trĩ có nguy cơ gia tăng. Theo đó, tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở người không vận động là 72.9%. Ngược lại, nếu chịu khó vận động thường xuyên tỷ lệ này giảm xuống còn 43%. Chính vì vậy, để phòng tránh bệnh trĩ, bạn nên vận động sau khoảng 40 - 50 phút, đặc biệt là nhân viên văn phòng.

- Chú ý chế độ dinh dưỡng

Táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ. Do đó, bạn cần tích cực bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ vào bữa ăn hàng ngày để đường ruột tiêu hóa tốt hơn. Nên ăn nhiều trái cây tươi, các loại rau xanh có tác dụng nhuận tràng. Tránh xa các loại thực phẩm cay nóng, chất kích thích. Tin xem nhiều: Thực đơn cho người bị táo bón.

benh-tri-la-gi-va-cach-phan-loai-benh-tri

Người bị trĩ nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi

- Bổ sung đủ nước

Uống quá ít nước sẽ khiến khả năng tiêu hóa kém đi. Khiến cho thức ăn khi vào cơ thể trở nên khó tiêu, gây ra táo bón. Vì vậy, bạn nên bổ sung đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày. Điều này còn giúp tăng khả năng phòng chống các bệnh khác.

- Thói quen đi đại tiện khoa học

Mỗi ngày bạn nên rèn luyện thói quen đi đại tiện vào 1 khung giờ cố định. Tốt nhất là vào buổi sáng. Tuyệt đối không nên nhịn đại tiện. Đồng thời không nên ngồi lâu, không dùng điện thoại mỗi lần đi đại tiện. Bên cạnh đó, sau khi đại tiện xong, cần vệ sinh cẩn thận hậu môn để tránh nhiễm trùng.

- Chế độ luyện tập

Tập thể dục hàng ngày sẽ giúp khí huyết lưu thông tốt. Bạn nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội.

Lời khuyên: Bệnh trĩ càng được phát hiện sớm thì việc điều trị càng đơn giản. Do vậy, ngay khi có những dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tín chất lượng để thăm khám và điều trị đúng cách.

Trên đây là những chia sẻ về bệnh trĩ là gì và cách phân loại bệnh trĩ. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy nhấp vào bảng tư vấn trực tuyến bên dưới, các chuyên gia sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích nhất.

  PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Việt Khang Thủ Đức

  Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ.

  Địa chỉ phòng khám: 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức

  Hotline tư vấn: 0899.809.1150

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất



Liên hệ

Giờ làm việc: 7h30 - 21h00
ĐC: 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức, Thủ Đức, 700000
Phòng khám chữa bệnh trĩ TPHCM
VNĐ