Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại và cách chữa trị
Trĩ ngoại gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt, nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như sa búi trĩ, nhiễm khuẩn, ung thư trực tràng. Để nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ ngoại và cách chữa trĩ, bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Trĩ ngoại là gì?
Trĩ ngoại là hiện tượng căng và sưng phồng lên ở vùng da tại các nếp gấp vùng hậu môn. Hiện tượng này được hình thành do các tĩnh mạch vùng hậu môn bị chèn ép quá mức hoặc do viêm nhiễm hay tự máu gây nên.
Trĩ ngoại là gì?
Nguyên nhân gây trĩ ngoại bao gồm:
- Táo bón: Việc táo bón sẽ làm cho quá trình đại tiện gặp khó khăn, làm căng giãn các tĩnh mạch hậu môn. Từ đó, gây nên bệnh trĩ ngoại.
- Sinh hoạt: Ngồi lâu một chỗ, nhịn đại tiện, làm việc quá sức cũng là nguyên nhân dẫn đến trĩ ngoại.
- Một số nguyên nhân khác: Mang thai, thừa cân, béo phì, viêm mãn tính trực tràng,...cũng gây bệnh trĩ ngoại.
Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại
Tùy theo từng giai đoạn của bệnh trĩ ngoại mà người bệnh sẽ có những dấu hiệu sau:
- Ở giai đoạn đầu
Người bệnh sẽ có hiện tượng đại tiện ra máu. Ban đầu, lượng máu không nhiều chỉ thấm trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân. Tuy nhiên càng về sau thì lượng máu chảy càng nhiều, có thể phun thành tia hoặc nhỏ giọt khiến người bệnh vô cùng hoang mang.
Bên cạnh đó, ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ thấy hậu môn bắt đầu nổi một hoặc nhiều điểm cộm, ngứa. Đặc biệt, khi đi đại tiện sẽ cảm thấy đau rát vùng hậu môn.
- Ở giai đoạn sau
Lúc này, búi trĩ sưng phồng tạo thành những đường tĩnh mạch ngoằn ngoèo bên ngoài hậu môn. Người bệnh có thể cảm nhận rõ dị vật ở hậu môn. Nếu người bệnh vẫn không cải thiện chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt thì búi trĩ sẽ càng sưng to hơn. Đặc biệt là sau khi chạy nhanh, vận động mạnh, khi đi đại tiện.
Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại là gì?
Búi trĩ ngoại rất đa dạng về màu sắc. Tùy theo đó là trĩ ngoại do tụ máu, do giãn tĩnh mạch, do liên kết mà búi trĩ có màu đỏ, màu tím hoặc màu da. Đặc biệt, đối với trường hợp búi trĩ do tụ máu, bên trong có chứa huyết khối còn kèm theo chứng co thắt hậu môn, đau nhức, xơ cứng hậu môn. Lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh.
- Ở giai đoạn nặng
Ở giai đoạn này, trĩ ngoại sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình là hiện tượng tắc mạch và viêm nhiễm hậu môn. Khi kích thước búi trĩ lớn, chúng sẽ làm rối loạn chức năng hậu môn, ngăn cản quá trình lưu thông máu. Bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn, ngứa rát.
Cách chữa bệnh trĩ ngoại
- Điều trị bệnh trĩ tại nhà
+ Rau diếp cá
Khi mới bị trĩ ngoại, người bệnh có thể lấy rau diếp cá để điều trị bệnh tại nhà. Cách điều trị vô cùng đơn, giản, người bệnh có thể ăn sống, xông hơi hậu môn hay đắp trực tiếp vào hậu môn.
+ Củ mã thầy
Người bệnh dùng củ mã thầy rửa sạch, gọt vỏ và đun trong vòng 2 tiếng với vài thìa đường. Sau đó ăn liên tục trong vài ngày sẽ thấy triệu chứng bệnh trĩ ngoại giảm đi.
+ Thiên lý
Những người bệnh trĩ có thể đắp nước lá thiên lý tươi từ 1 đến 2 lần mỗi ngày để điều trị bệnh. Ngoài ra, có thể kết hợp thêm uống nước lá thiên lý hàng ngày để gia tăng hiệu quả.
- Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc
Có hai loại thuốc điều trị trĩ ngoại là thuốc uống và thuốc bôi.
+ Thuốc uống: Bao gồm thuốc giảm đau, kháng viêm, co tĩnh mạch,... Những loại thuốc này đem lại công dụng tăng khả năng thẩm thấu. Đồng thời gia tăng độ chắc của thành tĩnh mạch, giúp làm giảm phù nề và sưng tấy.
Trĩ ngoại có thể điều trị bằng thuốc
+ Thuốc bôi: Bệnh nhân thường được chỉ định các loại thuốc mỡ, bôi trực tiếp lên hậu môn. Loại thuốc này cũng có tác dụng giảm đau, giảm ngứa, chống viêm và sát trùng. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng thuốc hình đạn để đặt vào trong hậu môn.
Lưu ý: Bệnh nhân cần phải kiên trì dùng thuốc và tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ đã xây dựng.
- Điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật
Theo các bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa TPHCM, trĩ ngoại được khuyến cáo là không nên phẫu thuật. Trừ khi bị sưng và viêm nhiễm nặng, lở loét hay đến giai đoạn nghiêm trọng. Một số phương pháp phẫu thuật phổ biến là: phương pháp đốt laser, đốt điện, phương pháp phẫu thuật longo,... Xem thêm: Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT.
Việc phẫu thuật này tuy khá đơn giản nhưng cần phải được thực hiện hết sức cẩn thận. Do vậy, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng.
Lời khuyên: Bên cạnh đó, để gia tăng hiệu quả điều trị, người bệnh cần thay đổi chế độ dinh dưỡng. Nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, trái cây tươi có tác dụng nhuận tràng. Đồng thời, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, tránh làm việc nặng. Đặc biệt, cần chú ý vệ sinh hậu môn hàng ngày, nhất là sau khi đi đại tiện.
Trên đây là những chia sẻ về dấu hiệu bệnh trĩ ngoại và cách chữa trị. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy nhấp vào bảng tư vấn trực tuyến bên dưới, các chuyên gia sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích nhất.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Việt Khang Thủ Đức
Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ.
Địa chỉ phòng khám: 83C Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức
Hotline tư vấn: 0287.300.9728
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất